Dựa trên phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị với việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 90% bò thịt được thu mua bởi các thương lái và phần lớn được đưa đi tiêu thụ tại các thành phố lớn như Đà nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong khi đó lượng bò thịt tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh Bình Định còn rất hạn chế và có sự khác biệt lớn giữa các huyện và thành phố Quy Nhơn. Trong chuỗi giá trị bò thịt còn tồn tại nhiều trở ngại do năng lực hạn chế của người chăn nuôi và thiếu sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Do tồn tại nhiều trung gian, thiếu thông tin và thị trường thường bị chia cắt. Trong một phân đoạn thị trường nhỏ, các thương lái thường có sự thỏa thuận ngầm với nhau nhằm ghìm giá bò ở mức thấp. Hậu quả là nông dân thường chịu nhiều thua thiệt khi mà giá bán bò thường thấp, thông tin giá và người đóng vai trò quyết định giá thường là do thương lái. Kết quả là người chăn nuôi bò thường phải gánh chịu chi phí gia tăng cao nhất nhưng lại được hưởng lợi thấp hơn so với thương lái, lò mổ và các hộ kinh doanh thịt.
Hue University Journal of Science: Economics and Development
View Archive InfoField | Value | |
ISSN |
2588-1205 2588-1205 |
|
Authentication Code |
dc |
|
Personal Name |
Hào, Nguyễn Đăng http://hueuni.edu.vn/csdlkhoahoc/index.php/nhakhoahoc/chitiet/2181 |
|
Summary, etc. |
Dựa trên phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị với việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 90% bò thịt được thu mua bởi các thương lái và phần lớn được đưa đi tiêu thụ tại các thành phố lớn như Đà nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong khi đó lượng bò thịt tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh Bình Định còn rất hạn chế và có sự khác biệt lớn giữa các huyện và thành phố Quy Nhơn. Trong chuỗi giá trị bò thịt còn tồn tại nhiều trở ngại do năng lực hạn chế của người chăn nuôi và thiếu sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Do tồn tại nhiều trung gian, thiếu thông tin và thị trường thường bị chia cắt. Trong một phân đoạn thị trường nhỏ, các thương lái thường có sự thỏa thuận ngầm với nhau nhằm ghìm giá bò ở mức thấp. Hậu quả là nông dân thường chịu nhiều thua thiệt khi mà giá bán bò thường thấp, thông tin giá và người đóng vai trò quyết định giá thường là do thương lái. Kết quả là người chăn nuôi bò thường phải gánh chịu chi phí gia tăng cao nhất nhưng lại được hưởng lợi thấp hơn so với thương lái, lò mổ và các hộ kinh doanh thịt.
|
|
Publication, Distribution, Etc. |
Hue University |
|
Electronic Location and Access |
http://joshueuni.edu.vn/index.php/HUJOS-ED/article/view/3666 |
|
Data Source Entry |
Hue University Journal of Science: Economics and Development; Vol 109, No 10 (2015): Kinh tế và Phát triển |
|
Language Note |
vie |
|
Terms Governing Use and Reproduction Note |
Copyright (c) 2016 |
|